Hiện tại trên địa phận thành phố Hà Nội có quá nhiều công trình lắp đặt thang máy, trước kia thang máy chỉ ở các siêu thị lớn, trung tâm thương mại, toà nhà cao tâng nhưng hiện nay thang máy được lắp đặt nhiều cho công trình dân dụng, các công trình nhà dân cao từ 4 tầng trở lên hay chung cư mini đều lắp thang máy gia đình. Sau một thời gian dài sử dụng thang máy của các công trình thang máy cần được bảo trì bảo dưỡng thậm chí thay thế phụ tùng cần thiết để đảm bảo được sự êm ái khi vận hành, tiết kiệm trong sử dụng và quan trọng hơn là an toàn tuyệt đối.
THẾ NÀO LÀ BẢO TRÌ THANG MÁY
Bảo trì là việc đảm bảo cho thang vận hành không sảy ra sự cố, bị lỗi, là chăm sóc các bộ phận của thang sao cho đồng bộ vận hành trơn chu nhất tiết kiệm điện năng nhất và an toàn tuyệt đối nhất.
Hiện tại rất nhiều đơn vị bảo trì thang máy tại hà nội nhưng để việc bảo trì thực sự hoàn hảo thì không phải đơn vị nào cũng làm được, việc bảo trì không đơn thuần là đổ dầu, lau chùi… bảo trì cần kiểm tra thông số kĩ thuật, đo tốc độ, kiểm tra ốc vít, hay cần phải thay thế các bộ phận quan trọng khác với kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất và lắp đặt thang máy gia đình, thang máy tải khách, công ty thang máy LiKiDo là một trong những đơn vị đầu ngành về thang máy về bảo trì thang máy tại hà nội kết hợp đội ngũ kỹ thuật kỹ sư chuyên ngành về thang máy sẽ hiểu sâu hơn, nắm rõ hơn về toàn bộ thang máy của bạn cần được bảo trì như thế nào.
( Bảo trì thang máy )
BẢO TRÌ THANG MÁY NHƯ THẾ NÀO
Mỗi lần bảo trì thang máy chúng tôi bảo trì những hạng mục sau:
1. Kiểm tra và làm sạch bố thắng, tang thắng và càng thắng.
2. Kiểm tra và điều chỉnh bộ chọn tầng, công tắt tầng
3. Kiểm tra độ lệch tầng, gia tăng tốc, giảm tốc, độ giật và điều chỉnh hoặc thay thế những bộ phận cần thiết để đảm bảo tiện nghi sử dụng.
4. Kiểm tra tất cả các bạc đạn, mức dầu của hộp số, dầu ron, phếch, động cơ , hộp số khi nhiệt độ tăng bất thường và thay thế nếu cần.
5. Kiểm tra các đầu dây của tủ điều khiển
6. Kiểm tra relay, các tiếp điểm và các hoạt động của chúng.
7. Kiểm tra chức năng của chuông báo động, đèn cabin và Intercom
8. Kiểm tra và điều chỉnh hoạt động của công tắt cửa, cơ cấu đóng mở cửa
9. Kiểm tra điều kiện các chân vách formica.
10. Lau chùi cửa cabin , cửa tầng, sill cửa, bánh đà, cáp chính, các đầu đối trọng nếu có và áp dụng chế độ bảo dưỡng những nơi cần thiết.
11. Kiểm tra các nút điều khiển, đèn báo tầng, đèn cabin, nút gọi tầng ở những nơi cần thiết.
12. Kiểm tra hoạt động các thiết bị quá tải và các thiết bị cân bằng nếu có.
13. Kiểm tra và châm đầy các hộp bôi trơn rây
14. Bôi trơn Puly căng Governor, điều chỉnh những nơi cần thiết để đảm bảo rằng thang đi êm
15. Kiểm tra bộ phận nguồn dự phòng và châm đầy nước bình
16. Vệ sinh hố thang, công tắc, các bộ phận và phụ tùng lắp trong hố thang
( Cabin sau bảo trì )